Trang Thời Sự


Cuộc Cách Mạng Tunisia và Ai Cập là ngọn đuốc
soi đường cho đấu tranh dân chủ ở Việt Nam

Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Phóng sự

        Trong thời gian của những tháng vừa qua, tình hình chính trị ở Bắc Phi bùng nổ với những cuộc cách mạng lật đỗ hai tổng thống cai trị đất nước lâu năm có tầm cở và có tên tuổi trong danh sách những kẻ độc tài trên thế giới! Đó là tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và tổng thống Mohammed Hosni Mubarak của Ai Cập.
       Tổng thống Ben Ali cầm quyền hơn 23 năm, tổng thống Murabak cầm quyền gần ba thập niên. Cả hai vị tổng thống đếu có một điểm chung là độc tài, tham nhũng, đục khoét công quỹ làm giàu cho gia đình và dòng họ.
1./ Tunisia:
    Sau gần 1 tháng với nhiều cuộc biểu tình của dân chúng khắp xứ sở Tunisia, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này
**Nước Pháp từ chối tiếp nhận Tổng thống chạy trốn của Tunisie.
    Trái với mong muốn, tổng thống trốn chạy của Tunisie không được Pháp chấp nhận. Paris đã từ chối cho phép máy bay của ông hạ cánh xuống đất Pháp. Theo nguồn tin từ chính phủ, nước Pháp: Không muốn tổng thống Tunisie Zine el Abidine Ben Ali đang chạy trốn, đến đất Pháp. Chính quyền Pháp không muốn làm mất lòng cộng đồng người dân Tunisie đang sống tại đây. 
    Ben Ali cùng với gia đình đã tị nạn tại Arabie Saoudite, thông báo của hoàng cung SPA cho biết như vậy. Một nguồn tin của AFP cho biết, máy bay của tổng thống Tunisie đã đến Jeddah vào đêm thứ sáu, rạng ngày thứ bảy.
    Ông ta buộc phải rời Tunisie trong thời gian một tháng do áp lực cuộc biểu tình của dân chúng, mà chính người dân gọi là “Cuộc cách mạng hoa Lài” và bị đàn áp trong máu với giá của nhiều chục mạng sống.
    Gần như cùng một lúc với việc ra đi của tổng thống, vị Thủ tướng đương quyền, Mohammed Ghannouchi, tuyên bố trên TiVi rằng ông ta được quyền thay chức tổng thống cho đến khi thiết lập trật tự mới, theo một đạo luật mà chính Ben Ali đã ký trước đó. Bằng một giọng quan trọng, ông ta kêu gọi đoàn kết: 
- Tôi kêu gọi toàn dân Tunisie tất cả dù có động chạm chính trị hay không  hãy biểu lộ tinh thần yêu nước và đoàn kết. Ông cũng cam kết sẽ tôn trọng hiến pháp.
    Ngay ngày hôm sau của cuộc bỏ chạy sang Ả rập xê út của vị tổng thống đã cai trị Tunisie bằng bàn tay sắt suốt 23 năm, Hội đồng lập hiến đã nhận thấy ghế tổng thống bị bỏ trống và tính rằng theo các đạo luật cơ bản của Tunisie, chủ tịch Nghị viện là người thay thế tạm thời, chứ không phải là thủ tướng. Vì vậy, chủ tịch Quốc hội Tunisie Fouad Mebazaa đã làm lễ tuyên thệ nhân chưc tổng thống lâm thời đầu giờ chiều ngày thứ bảy.
    Hội đồng lập hiến cũng chỉ định một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, tình hình còn trong tình trạng rất mong manh, cần phải hết sức cảnh giác. Selim Ben Hassen, chuyên gia về Tunisie của Đài Euro 1 nhấn mạnh:
 - Nhân dân Tunisie đã viết những dòng lịch sử mới đầu tiên, họ cần phải viết những dòng cuối. Những gì đang xảy ra là chính phủ đương quyền đang cố giành lấy quyền viết thay nhân dân những dòng cuối này.
      Claude Bartolon nghị sĩ vùng Seine-Saint-Denis gốc Tunisie cũng chia sẻ nhận định này: 
- Mọi chuyện chưa ổn định, những người Pháp cần sát cánh cùng nhân dân Tunisie. Nhưng tôi hoàn toàn khâm phục nhân dân Tunisie.
    Như vậy, chỉ trong khoảng chưa đầy một tháng, một chế độ gần như độc đảng, cai trị suốt 23 năm, có cả một hệ thống chân rết và bè cánh ở khắp cả nước, từ trên tột đỉnh quyền lực xuống tận dưới cùng, đã sụp đổ. Một chế độ độc tài nhưng che đậy bằng bề ngoài giả dân chủ và chống Hồi giáo vừa mới sụp đổ vì tham nhũng và bóp nghẹt dân chủ. Tổng thống của nó đã phải trốn chạy.
**Dân chúng không một tấc sắt trong tay.

    Tất cả đã bắt đầu từ một thị trấn nhỏ cách thủ đô Tunis 265 km, do một vụ kiểm tra trật tự của cảnh sát đường phố. Mohamed Bouazizi một thanh niên bán rau quả trên vỉa hè bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa, với lý do “không có giấy phép”. Người nhà và những người chứng kiến tại chỗ kể lại rằng, Bouazizi đã van nài viên cảnh sát, nhưng vì không chịu “xì tiền ra” nên cuối cùng, hàng hóa của cậu ta đã bị viên cảnh sát này tịch thu, đưa về trụ sở thị trấn. Bouazizi là sinh viên đã tốt nghiệp đại học, nhưng bằng mọi cách, cậu ta vẫn không xin được việc làm, buộc phải bán vặt rau quả trên vỉa hè kiếm sống.
    Bouazizi sau đó đã theo về trụ sở hành chính của Thị trấn, xin gặp Trưởng công an tỉnh và đệ đơn xin lại số hàng hóa ít ỏi. Nhưng không một ai chịu tiếp và đơn của cậu ta không có người nhận. Uất ức, Bouazizi đã tưới xăng lên người và tự thiêu ngay trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Bị bỏng nặng, người ta đưa cậu ta vào bệnh viện Sfax, sau đó được chuyển lên cấp cứu tại thủ đô Tunis, nhưng đã chết sau đó vài ngày.
    Người ta thấy, nguyên nhân của sự chạy trốn này, tất nhiên trước hết là sức ép của phong trào quần chúng, của quyết tâm thay đổi chế độ của mọi tầng lớp dân chúng, bắt đầu từ ngọn lửa tự thiêu của một sinh viên thất nghiệp, trước tệ tham nhũng và bất công của hệ thống cầm quyền, nhưng áp lực trực tiếp đe dọa tính mạng nhà độc tài Ben Ali chính là thái độ bất hợp tác của quân đội. Trong nhiều năm, nhiều lần trước đó, mọi cuộc bạo động của dân chúng đều nhanh chóng bị dập tắt bởi lực lượng quân đội. Lần này, mệnh lệnh từ Cung điện phủ tổng thống không được quân đội chấp hành, họ tuyên bố chỉ bảo vệ các khu vực liên quan tới an ninh quốc gia, tới tài sản và trật tự công cộng, không liên quan tới an toàn  của cá nhân hay gia đình của riêng tổng thống. Vì sợ một cuộc đảo chính quân sự, đe dọa tính mạng, mà Ben Ali đã vội vã đưa cả gia đình trốn chạy. Mọi việc đã được thỏa thuận vội vã với thủ tướng vây cánh Mohammed Ghannouchi, và các đảng đối lập giả tạo. Nhưng đã không qua được mắt phong trào và Hội đồng lập hiến.
         Nhìn cuộc cách mạng của người dân Tunisia, chúng ta kết  luận  rằng:  Bài học kinh nghiệm của Tunisie  chắc chắn sẽ có ích cho mỗi dân tộc đang bị tước đoạt quyền dân chủ trên cả địa cầu.
2./ Ai Cập:
     Biểu tình nổ ra từ ngày 25/1, là cuộc biểu tình lớn nhất ở Ai Cập kể từ năm 1977, bốn năm sau khi ông Hosni Mubarak lên nắm quyền tổng thống Ai Cập. Người biểu tình phản đối tổng thống và đòi bộ trưởng nội vụ từ chức bởi cho rằng lực lượng an ninh quá mạnh tay; thiếu bầu cử tự do, thất nghiệp, mong muốn nâng cao mức lương tối thiểu, thiếu nhà ở, lạm phát thực phẩm, tham nhũng, thiếu tự do ngôn luận, và điều kiện sống của người nghèo. Biểu tình diễn ra khắp Ai Cập, trong khi chính quyền Ai Cập cúp các dịch vụ Internet và SMS toàn quốc.28 Tháng Giêng 2011 ... Thủ đô Cairo của Ai cập bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình mấy ngày qua.
      Sáng 29/1, ông Mubarak đã sa thải Nội các, tuyên bố sẽ thành lập một chính phủ mới để thúc đẩy cải cách trong bối cảnh làn sóng biểu tình đường phố tiếp tục leo thang kêu gọi ông từ chức sau 30 năm cầm quyền. Tuy nhiên, ông Mubarak tuyên bố quyết không từ chức trong khi báo chí đưa tin các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Ai Cập đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Trong khi đó, bất chấp lệnh giới nghiêm ban hành tối hôm qua, người biểu tình Ai Cập tiếp tục đốt phá các tòa nhà tại Cairo và chính quyền đã cho bố trí nhiều xe tăng. Hàng chục nghìn người vẫn tụ tập trên các đường phố ở thủ đô Cairo, thành phố Alexandria và Suez - “tâm chấn” của các cuộc biểu tình đã kéo dài 4 ngày.
      Các lực lượng an ninh Ai Cập đã bắn lựu đạn cay và đạn có đầu bọc cao su vào người biểu tình chống chính phủ ở trung tâm Cairo. Nhiều xe cảnh sát trang bị vòi rồng đã đậu dọc theo các đường chính ở Cairo, nơi người biểu tình dự kiến sẽ tụ tập.
      Tại nhiều nơi trong thành phố có nhiều đám cháy lớn, trong đó có một số tòa nhà chính phủ; và có người còn nghe cả tiếng súng trên đường phố. Trụ sở của đảng Dân chủ Quốc gia đang cầm quyền là một trong những nơi bị đốt. Ông Mubarak tuyên bố ngắn gọn vào rạng sáng ngày 29.1:
-Tôi sẽ vì nhân dân phục vụ hàng ngày, Song dù chúng ta đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề gì, cũng không thể biện minh cho bạo lực và vô luật pháp.
      Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Mubarak kể từ khi làn sóng biểu tình phản đối chính phủ bắt đầu khiến ít nhất 26 người chết và hàng trăm người bị thương, BBC cho biết. Theo Bộ Nội vụ Ai Cập, mới chỉ có 6 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ.
      Mohamed ElBaradei cho rằng các cuộc phản đối nên tranh đua với các cuộc biểu tình ở Tunisia mang kết quả lật đổ tổng thống.
3./ Cộng Sản Việt Nam:
    Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.
    Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.
    Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh, là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc,… trong một ngày không xa!
     Trở lại chế độ CSVN, Đảng đã lộ nguyên hình của một tổ chức gồm những kẻ bất tài, nhu nhược trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc, đục khoét công quỹ để chia nhau trở thành tư bản đỏ..Những điển hình của tham nhũng công quỹ qua hình thức như: Ngàn năm Thăng Long, sự vỡ nợ trá hình của Vinashin..v..v.. Tất cả đã làm cho nhân dân Việt Nam nhìn thấy được bộ mặt thật của giới lãnh đạo CSVN.
     Nhưng ở Việt Nam, điểm khác biệt của người dân Việt với nhân dân hai nước Tunisia và Ai Cập, là ở chỗ dân Việt Nam có bản chất an phận, mong sao gia đình có cơm no áo ấm là được rồi!. Bản chất nầy đã hiện rõ trong lịch sử ngàn năm đô hộ của giặc Tàu và trăm năm đô hộ của giặc Tây! Bởi bản chất nầy mà CSVN vì muốn bảo vệ chế độ độc tài nên mới xé rào quy luật chủ nghĩa Cộng Sản để cởi mở kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, hướng người dân Việt Nam trở về bản chất an phận. ..
        Cũng ở bản chất an phận nầy, phần lớn người dân Việt Nam có quan niệm: Chế độ nào cũng vậy, miển sao nhà nước lo cho dân cơm no áo ấm là được rồi! Cũng vì thế mà nhà cầm quyền khai thác bản chất của người dân,  kêu gọi Việt Kiều gởi tiền và đem tài năng về góp phần xây dựng quê hương, nhằm giải quyết một phần vần nạn nghèo đói, để  bọn lãnh đạo CSVN nhẹ gánh nặng xã hội mà thi nhau đục khóet công quỹ và trở thành những tư bản đỏ có tiền tỷ gởi vào các ngân hàng ở ngoại quốc...
       Thời gian cầm quyền và Đảng trị của CSVN, có những điểm tương đồng với hai tổng thống chế trá hình ở Tunisia và Ai Cập:  chế độ quân chủ chuyên chế. Ben Ali 23 năm cầm quyền, Murabak 29 năm độc tài, CSVN hơn 35 năm cướp mất dân và nhân quyền của người dân Việt Nam! Bọn lãnh đạo CSVN trong thời gian qua đã và đang tha hồ tham nhũng, đục khóet công quỹ đề làm giàu, mặc tình nhân dân Việt Nam đói khổ! Về hệ thống giáo dục, y tế...Tất cả trở thành một nơi thương mại, học sinh có tiền đóng học phí mới được vào học, bệnh nhân có tiền mới được trị liệu, sinh viên tốt nghiệp phải lo lót tiền mới có việc làm...
       Từ điểm tương đồng hệ thống chính trị cầm quyền, nhà nước CSVN đã có hiện tượng lo sợ trước làn sóng cách mạng lật đỗ hai tổng thống Tunisia và Ai cập. Bằng chứng của sự lo lắng nầy là CSVN ra chỉ thị cho các cơ quan truyền thông của Đảng hay nhà nước, không cho thông tin về những diễn biến của hai cuộc cách mạng và hình ảnh biểu tình của dân chúng trên các đường phố với rừng người tay cầm biểu ngữ đã đảo chế độ. Hệ thống thông tin trên internet bị kiểm soát chặt chẽ...
       Nhưng trước sức mạnh của làn gió cách mạng từ Tunisia, Ai Cập thổi đến Việt Nam, liệu CSVN có ngăn cản được không, cho dù chế độ độc tài Đảng trị có dùng công an và quân đội đàn áp sự nổi dậy của nhân dân! Đến thời điểm đó, bọn lãnh đạo CSVN mới thức tỉnh và hiểu được câu chân lý: Quan nhất thời dân vạn đại. Lúc ấy suy nghĩ đã muộn màng.